Новости Кореи

Печать Закрыть

Chào đón các kỳ lễ trọng thể mùa xuân của sự sống trong sự phước lành của năm 2014 - Năm Hân Hỉ

  • Страна | Hàn Quốc
  • Дата | 13 апреля 2014
Được trở nên một thể bởi thịt và huyết của Đấng Christ - Đại Nhóm Hiệp Thánh Lễ Vượt Qua

Lễ Vượt Qua, lễ trọng thể của sự sống mà những người dân của Siôn trên khắp thế giới đã chờ dài cả cổ, đã lại đến. Lễ Vượt Qua vào Năm Hân Hỉ càng đầy ý nghĩa. Đó là lý do vì sao khuôn mặt của các thánh đồ bước vào đền thánh để kỷ niệm lễ trọng thể nhìn trông tươi sáng hơn bông hoa rực rỡ vào mùa xuân.

ⓒ 2014 WATV
Nhân dịp Lễ Vượt Qua của Năm Hân Hỉ đặc biệt, vào buổi tối ngày 13 tháng 4 (ngày 14 tháng 1 thánh lịch), “Đại Nhóm Hiệp Thánh Lễ Vượt Qua năm 2014” đã được cử hành nhất loạt tại khoảng 2.500 Hội Thánh của Đức Chúa Trời ở 175 quốc gia trên khắp thế giới gồm Đền Thánh Giêrusalem Mới ở Bundang.

ⓒ 2014 WATV
Đại Nhóm Hiệp Thánh Lễ Vượt Qua đã được cử hành; lễ thờ phượng nghi thức rửa chân vào 6 giờ tối, và lễ thờ phượng tiệc thánh vào 7 giờ tối.
Kỷ niệm Lễ Vượt Qua, Mẹ đã dâng cảm tạ lên Đức Chúa Trời Cha, Đấng lập ra lễ trọng thể của sự sống cách nhưng không bằng thịt và huyết Ngài, để ban sự sống đời đời cho các con cái. Ngài dâng cảm tạ lặp đi lặp lại về sự ban phước và ân huệ hầu cho vượt qua mọi tai ương khi giữ lễ trọng thể Lễ Vượt Qua vào thời đại đầy dẫy tai nạn. Hơn nữa, Mẹ cầu khẩn hầu cho cả loài người đều giữ Lễ Vượt Qua để thoát khỏi tai ương, và nhận lấy được cả sự sống đời đời. Mẹ cũng không quên cầu nguyện hầu cho các con cái biết giá trị của lễ trọng thể, giữ trọn bằng tấm lòng cảm tạ, và được vào sự sống đời đời cách rộng rãi.

Thông qua lễ thờ phượng nghi thức rửa chân, mục sư Kim Joo Cheol nhấn mạnh tầm quan trọng của nghi thức rửa chân bằng cách kể lại công việc của Đức Chúa Jêsus đã cương quyết phán rằng “Nếu Ta không rửa chân cho ngươi thì ngươi chẳng có phần chi với Ta!” rồi đích thân rửa chân của các môn đồ; và lịch sử của Cựu Ước mà các thầy tế lễ đã rửa tay và chân ở trong cái thùng nước hầu cho khỏi chết trước khi đi vào trong nơi thánh (Giăng 13:1-10, Xuất Êdíptô Ký 30:17-21).

Và vào lễ thờ phượng tiệc thánh, có thể xác minh lại phước lành của Đức Chúa Trời được chứa đựng trong lễ trọng thể trong khi tìm hiểu tầm quan trọng của Lễ Vượt Qua. Khi giữ Lễ Vượt Qua thì không chỉ tránh khỏi tai ương mà còn không phạm tội thờ thần tượng bởi các thần khác bị tiêu diệt, nhờ đó, có thể mặc lấy sự phước lành của sự sống đời đời và sự cứu rỗi nữa (Xuất Êdíptô Ký 12:11-14, Thi Thiên 91:7-14, Êsai 43:1-3). Vì là lễ trọng thể có chứa đựng phước lành lớn thế này, nên Đức Chúa Jêsus đã tha thiết mong muốn giữ Lễ Vượt Qua cho đến tận giây phút sự khổ nạn thập tự giá đến gần, ngược lại, ma quỉ Satan cố gắng xóa bỏ Lễ Vượt Qua bằng mọi thủ đoạn và phương pháp.

Tiếp theo, mục sư Kim Joo Cheol đã nhấn mạnh lần nữa rằng “Trong tương lai không rõ ràng, phương pháp rõ ràng đảm bảo sự sống đời đời, duy chỉ là phương pháp giữ Lễ Vượt Qua mà thôi.” rồi khuyến khích rằng “Hãy nhanh chóng rao truyền lẽ thật quan trọng đến thế này cho những người không biết lẽ thật, hầu cho tất thảy đều cùng sống cuộc sống hạnh phúc và đi đến Nước Thiên Đàng vĩnh cửu.”

Các thánh đồ đã nhận biết tầm quan trọng của nghi thức rửa chân và tiệc thánh Lễ Vượt Qua, đã tham dự vào mọi nghi thức của Đại Nhóm Hiệp Thánh Lễ Vượt Qua bằng tấm lòng chí thánh và tin kính, rồi dâng cảm tạ và vinh hiển lên Đức Chúa Trời.

▶ Lễ Vượt Qua
Là “lễ trọng thể vượt qua tai nạn”, “Lễ Vượt Qua (逾越節, Passover)” được tổ chức vào buổi tối ngày 14 tháng 1 thánh lịch hàng năm.
Lễ trọng thể này là ngày những người dân Ysơraên được thoát khỏi tai nạn nhờ huyết của chiên con vào 3500 năm trước, và được giải phóng khỏi cuộc sống nô lệ khổ cực trong vòng khoảng 400 năm. Đức Chúa Trời đã lập giao ước vào Lễ Vượt Qua rằng “Ta sẽ làm cho vượt qua mọi tai nạn.” rồi Ngài phán rằng “Hãy ghi ngày này làm kỷ niệm, trải các đời hãy giữ làm một lễ lập ra đời đời.” (Xuất Êdíptô Ký 12:1-14).
Cách đây 2000 năm trước, vào ban đêm, là một ngày trước khi hy sinh trên thập tự giá, Đức Chúa Jêsus đã lập giao ước rằng bánh và rượu nho Lễ Vượt Qua là thịt và huyết của Đấng Christ. Như vậy, nhờ ăn bánh và uống rượu nho Lễ Vượt Qua tượng trưng cho thịt và huyết của Đấng Christ, loài người được bảo hộ khỏi tai ương sau cùng, và nhận lấy sự phước lành của sự sống đời đời nữa (Giăng 6:53-58, Mathiơ 26:17-19, 26-28).
Đức Chúa Jêsus và các môn đồ, cũng như các thánh đồ Hội Thánh Sơ Khai đều đã giữ Lễ Vượt Qua (Mathiơ 26:17, I Côrinhtô 11:23-26), song lễ ấy đã không được giữ trong vòng gần 1600 năm trời vì đã bị xóa bỏ trong Hội nghị tôn giáo Nicaea mà được chủ trì bởi hoàng đế Constantine vào năm 325 SCN. Tuy nhiên, đích thân Đức Chúa Trời đã hồi phục lễ trọng thể này theo lời tiên tri của Kinh Thánh, cho nên trên khắp thế giới, Lễ Vượt Qua đang được giữ gìn chí thánh trong vòng 50 năm duy chỉ tại Hội Thánh của Đức Chúa Trời (Êsai 25:6-9).


ⓒ 2014 WATV


Xác minh lại là một thể với Đấng Christ thông qua sự khổ nạn - Đại Nhóm Hiệp Thánh Lễ Bánh Không Men

Vào một hôm sau Lễ Vượt Qua, là ngày 14 tháng 4 (ngày 15 tháng 1 thánh lịch), các thánh đồ Hội Thánh của Đức Chúa Trời trên khắp thế giới đã tham dự “Đại Nhóm Hiệp Thánh Lễ Bánh Không Men năm 2014” bằng một tấm lòng, và kỷ niệm tình yêu thương cùng hy sinh của Đấng Christ.
Các thánh đồ đã dự phần vào phước lành của sự sống đời đời nhờ ăn bánh và uống rượu nho Lễ Vượt Qua vào một hôm trước, đã tưởng nhớ sự khổ nạn của Đấng Christ bằng cách kiêng ăn từ 12 giờ đêm Lễ Vượt Qua cho đến 3 giờ chiều vào ngày này, là thời gian Đức Chúa Jêsus bị qua đời trên thập tự giá.

ⓒ 2014 WATV
Nhân dịp Lễ Bánh Không Men, Mẹ dâng cảm tạ lên Đức Chúa Trời Cha, Đấng đã vui lòng bỏ mạng sống Ngài thế cho tội lỗi đáng chết của các tội nhân, và lặng lẽ đảm đương sự khổ nạn và hy sinh trên thập tự giá. Hơn nữa, Ngài dâng cảm tạ lặp lại về tình yêu thương và ân huệ lớn lao của Cha đã đến lần nữa trong xác thịt, đi trên con đường thống khổ cực nhọc để hồi phục Lễ Vượt Qua bị biến mất bởi mưu kế của ma quỉ Satan. Đương nhiên là Ngài đã cầu khẩn để các con cái nhận biết trọn vẹn ý nghĩa và giữ lễ trọng thể có thể nhận lấy phước lành của sự tha tội, và được giành sự thắng lợi cho đến cuối cùng dầu ở trong sự phỉ báng và bắt bớ của ma quỉ Satan, để tận hưởng hạnh phúc đời đời trên Nước Thiên Đàng.

Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol đã giảng đạo về phước lành của lễ trọng thể và ý muốn của Đức Chúa Trời được chứa đựng trong Lễ Bánh Không Men, thông qua 2 buổi lễ thờ phượng kỷ niệm vào buổi sáng và buổi chiều.

Đức Chúa Trời là sự tồn tại toàn năng toàn tri, nhưng Ngài đã lặng lẽ gánh nặng sự khổ nạn thập tự giá và chịu các loại sỉ nhục vì các tội nhân. Tại đây có ẩn giấu ý muốn sâu sắc của Đức Chúa Trời mong các con cái đi theo trọn vẹn dấu chân khổ nạn của Ngài bằng cách trực tiếp làm gương. Mục sư Kim Joo Cheol đã nhắc đến ý muốn như thế này, rồi đánh thức rằng “Sự khổ nạn trong lịch trình Tin Lành là yếu tố không được thiếu mà chúng ta nhất định phải chịu đựng vì sự phước lành và phần thưởng trên trời.” và khuyến khích rằng “Chúng ta cũng hãy trở thành các con cái được Đức Chúa Trời khen, nhờ lặng lẽ thắng lợi mọi khổ nạn xảy đến trong quá trình Tin Lành theo tấm gương của Đấng Christ” (I Phierơ 2:19, Rôma 8:12-24, Philíp 1:27-29, I Têsalônica 2:1-8, II Têsalônica 1:6-10, Mathiơ 5:10-12).

Mục sư Kim Joo Cheol lại nói rằng “Kiêng ăn để tham gia sự khổ nạn của Đấng Christ vào Lễ Bánh Không Men, là phương pháp xác minh lại rằng chúng ta là những sự tồn tại đã trở nên một với Đấng Christ bằng cách ăn bánh và uống rượu nho của Lễ Vượt Qua.” và động viên sức mạnh của tín ngưỡng rằng “Mỗi khi gặp phải những việc khó khăn, các đấng tiên tri của đức tin cũng đã coi sự khổ nạn ấy là “vết tích của Đấng Christ”, chiến đấu một cách đường đường chính chính và thắng lợi bằng tấm lòng vui mừng. Nếu bóc vỏ sự khổ nạn thì trong đó có trái của phước lành, nên chúng ta hãy có đức tin giống như họ, và làm việc Tin Lành!” (I Phierơ 4:12, 16-19, I Phierơ 5:10-11, Thi Thiên 119:67-71, II Côrinhtô 4:7-10).

Có câu nói “Nếu thắng nghịch cảnh thì nó trở nên kinh nghiệm.” Ghi khắc trong tấm lòng lời phán “Nếu anh em làm lành, mà nhịn chịu sự khốn khó, ấy là một ơn phước trước mặt Ðức Chúa Trời.” (I Phierơ 2:20), các thánh đồ đã quyết tâm thắng lợi mọi khổ nạn và nghịch cảnh của Tin Lành, tích lũy kinh nghiệm của tín ngưỡng một cách kiên cố, và dâng niềm vui lên Đức Chúa Trời. Giống như Đấng Christ, sứ đồ Phaolô, Phierơ, và Gióp.

▶ Lễ Bánh Không Men
Là “lễ trọng thể của khổ nạn”, “Lễ Bánh Không Men (無酵節, Feast of Unleavened Bread)” là lễ trọng thể được cử hành vào ngày 15 tháng 1 thánh lịch hàng năm, biểu tượng cho sự khổ nạn của Đấng Christ.
Lễ trọng thể này được bắt nguồn từ việc kỷ niệm sự khổ nạn của những người dân Ysơraên trong khi đi qua Biển Đỏ mà bị truy đuổi bởi quân đội Êdíptô, sau khi an toàn vượt qua tai nạn nhờ giữ Lễ Vượt Qua bằng huyết của chiên con (Xuất Êdíptô Ký chương 14, Lêvi Ký 23:6); lễ trọng thể này đã được ứng nghiệm bởi sự Đức Chúa Jêsus bị bắt sau khi giữ Lễ Vượt Qua giao ước mới cùng với các môn đồ, chịu sự bắt bớ và lăng nhục từ ban đêm ngày ấy, rồi một hôm sau, lại chịu bị sỉ nhục bởi quân lính La Mã và hy sinh phần xác trong sự khổ nạn trên thập tự giá.
Vào thời đại Cựu Ước, những người dân đã kỷ niệm ân huệ của Đức Chúa Trời và sự khổ nạn của việc xuất Êdíptô bằng cách ăn rau đắng và bánh không men [cũng được gọi là “bánh hoạn nạn”] (Xuất Êdíptô Ký 12:17-18, Phục Truyền Luật Lệ Ký 16:3), còn vào thời đại Tân Ước, chúng ta dự phần vào sự khổ nạn của Đấng Christ thông qua kiêng ăn theo lời phán rằng “tới kỳ chàng rể phải đem đi khỏi họ, trong ngày đó họ sẽ kiêng ăn.” (Mác 2:20).


Đi hướng tới Nước Thiên Đàng vĩnh cửu nhờ phục sinh của sự sống - Đại Nhóm Hiệp Thánh Lễ Phục Sinh

Một hôm sau ngày Sabát (vào Chủ nhật) sau Lễ Bánh Không Men, là Lễ Phục Sinh, năm nay là ngày 20 tháng 4. Vào ngày này, Đại Nhóm Hiệp Thánh Lễ Phục Sinh nhằm kỷ niệm phục sinh của Đấng Christ, đã được cử hành nhất loạt tại Hội Thánh của Đức Chúa Trời trên khắp thế giới.

ⓒ 2014 WATV
Thông qua Đại Nhóm Hiệp Thánh Lễ Phục Sinh, Mẹ đã dâng cảm tạ lên Đức Chúa Trời Cha, Đấng lặng lẽ chịu đựng sự khổ nạn trên thập tự giá để cứu rỗi sự sống của các tội nhân, và ban sự trông cậy sống của phục sinh cho cả nhân loại bằng cách phục sinh trong 3 ngày sau khi qua đời. Hơn nữa, Ngài cầu khẩn để đương nhiên là các con cái cũng như cả loài người trên thế giới đều được tham dự vào phục sinh của Đấng Christ, và đạt đến sự sống đời đời.

Trên hết, Mẹ đã không thể giấu được nỗi buồn sâu thẳm trong tấm lòng về câu chuyện đáng tiếc của các nạn nhân và gia đình họ đang chịu sự đớn đau không thể nói thành lời do vụ chìm phà phát sinh gần đây. Mẹ đã mong những người mất tích được trở về bình an, và bày tỏ lòng thương tiếc sâu sắc đối với những người bị tử vong, và mong nguyện xảy ra kỳ tích và sự phước lành của Lễ Phục Sinh trên họ. Và Mẹ đã cầu nguyện để các con cái trung thành tiến hành trách nhiệm với tư cách là “nhân viên cứu hộ phần hồn”, nhanh chóng dẫn dắt nhiều linh hồn đến Siôn, là nơi trốn tránh an toàn.

Tổng hội trưởng mục sư Kim Joo Cheol đã làm cho ghi khắc lại khởi nguyên và ý nghĩa của Lễ Phục Sinh thông qua lễ thờ phượng buổi sáng. Vào lễ thờ phượng buổi chiều, mục sư cho biết mối quan hệ giữa Lễ Trái Đầu Mùa của Cựu Ước và Lễ Phục Sinh của Tân Ước, rồi đánh thức cho biết rằng “Đấng Christ đã phục sinh với tư cách là Trái Đầu Mùa của những kẻ ngủ, là để gieo trồng sự tin chắc và hy vọng về phục sinh của sự sống đời đời cho loài người đang bị ràng buộc bởi xiềng xích của sự chết.” (Xuất Êdíptô Ký 14:1-31, Mathiơ 28:1-8, Lêvi Ký 23:9-14, I Côrinhtô 15:20-23). Và nói đến phục sinh của Đức Chúa Jêsus và sự kiện của Giôna, mục sư đã khuyến khích rằng “Sau sự khổ nạn tạm thời, chắc chắn có vinh quang vĩnh cửu, dầu có sự khổ nạn nhưng chớ nản lòng, và hãy chỉ nhìn hướng về Nước Thiên Đàng mà chăm chỉ chạy đến giống như Đấng Christ đã phá vỡ quyền thế của sự tăm tối và phục sinh.” (Mathiơ 12:38-40).

Mục sư Kim Joo Cheol lại mạnh mẽ nói rằng “Để dự phần vào phục sinh của sự sống, chúng ta phải uống nước sự sống mà Thánh Linh và Vợ Mới ban cho. Chúng ta hãy dâng cảm tạ lên Thánh Linh và Vợ Mới mang nước sự sống và đến thế gian này để mở ra con đường Nước Thiên Đàng, và hãy nhanh chóng rao truyền lẽ thật này để mọi người có thể dự phần vào phục sinh của sự sống.” (Công Vụ Các Sứ Đồ 24:13-15, Khải Huyền 22:17). Hơn nữa, mục sư nói thêm rằng “Mong những người mất tích tại phà Sewol trở lại an toàn và trao tặng sự hy vọng và niềm vui cho gia đình và mọi người đang bị thất vọng, giống như Giôna và Đức Chúa Jêsus đã ở dưới sự tối tăm trong vòng 3 ngày rồi sống lại và trao tặng sự trông cậy mới cho loài người.”

Mong nguyện mắt phần hồn được mở thoáng ra giống như các môn đồ nhận biết Đấng Christ do ăn bánh mà Đức Chúa Jêsus bẻ ra cho, các thánh đồ đã giữ Lễ Phục Sinh chí thánh bằng cách bẻ bánh theo tấm gương của Đức Chúa Jêsus và các sứ đồ. Các thánh đồ còn chứa tấm lòng yêu thương của Đức Chúa Trời, Đấng mong muốn sự cứu rỗi của cả loài người, và chia sẻ bánh Lễ Phục Sinh cho kể cả những người hàng xóm để trao tặng cho họ sự trông cậy sống và phước lành của lễ trọng thể.

▶ Lễ Phục Sinh
“Lễ Phục Sinh (復活節, Day of Resurrection)” là lễ trọng thể kỷ niệm quyền năng của Đức Chúa Jêsus đánh bại quyền thế sự chết cùng tăm tối, và sống lại trong vòng 3 ngày sau khi bị qua đời, được cử hành vào Chủ nhật - ngày hôm sau ngày Sabát sau khi giữ Lễ Bánh Không Men hàng năm.
Những người dân Ysơraên đã đối mặt với khoảnh khắc sợ hãi khi bị truy đuổi bởi quân đội Êdíptô, nhưng an toàn vượt qua Biển Đỏ nhờ sự bảo hộ của Đức Chúa Trời, còn quân đội Êdíptô đuổi theo sau đã bị chìm dưới biển. Ngày những người dân Ysơraên đã lên khỏi Biển Đỏ là khởi nguồn của Lễ Trái Đầu Mùa (初實節) là một trong 3 kỳ 7 lễ trọng thể của Đức Chúa Trời giữa luật pháp Cựu Ước.
Vào Lễ Trái Đầu Mùa của Cựu Ước, những người dân đã dâng tế lễ lên Đức Chúa Trời bằng cách đưa qua đưa lại một bó lúa đầu mùa vào hôm sau ngày Sabát (vào Chủ nhật). Đức Chúa Jêsus đã phục sinh với tư cách là “Trái Đầu Mùa của những kẻ ngủ”. Giống như những người dân đã có thể ăn trái đầu mùa sau khi dâng một bó lúa đầu mùa làm tế lễ, loài người ở trong sự chết đã có thể đi vào Nước Thiên Đàng, bằng cách dự phần vào sự sống lại, nhờ phục sinh của Đức Chúa Jêsus Christ (Lêvi Ký 23:9-14, I Côrinhtô 15:20, Mathiơ 27:50).